Tai Biến Mạch Máu Não Có Mấy Giai Đoạn? Các Sơ Cứu, Cấp Cứu?

Tai biến mạch máu não có mấy giai đoạn? Tai biến mạch máu não có nguy hiểm không?Các bước sơ cứu, cấp cứu người bị tai biến mạch máu não?

Tai biến mạch máu não được hiểu là các dây thần kinh với các biểu hiện là lan tỏa xảy ra một cách đột ngột do mạch máu não bị vỡ hoặc tắc mà không phải là do chấn thương sọ não gây ra.

Bệnh tai biến mạch máu não  cấp tính thường xảy ra nhanh và gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới và gặp nhiều ở đối tượng trung niên, người có tiền sử đột quỵ, người lớn tuổi, cao huyết áp, và hút thuốc lá nhiều.Khi thấy người bệnh có dấu hiệu như: mất kiểm soát, chân tay không hoạt động, trúng gió giật méo miệng , say rượu….thì cần phải hết sức chú ý cần phải được quan tâm, sơ cứu cấp cứu kịp thời. Bệnh tai biến mạch máu não bao gồm các giai đoạn chính sau:

Tai Biến Mạch Máu Não Có Mấy Giai Đoạn? Các Sơ Cứu, Cấp Cứu?
Tai Biến Mạch Máu Não Có Mấy Giai Đoạn? Các Sơ Cứu, Cấp Cứu?

Tai biến mạch máu não có mấy giai đoạn?

Giai đoạn khởi đầu

  • Ở giai đoạn đầu, bệnh tai biến mạch máu não thường có  những biểu hiện không đặc trưng và không nghiêm trọng vì vậy người bệnh dễ bỏ qua từ đó dẫn đến hậu quả khó lường. Vì vậy mọi người nên chú ý đến một số biểu hiện của bệnh tai  biến mạch máu não giai đoạn đầu đó là:
  • Đau đầu, chóng mặt là một biểu hiện ban đầu của bệnh tai biến mà nhiều người đôi khi vẫn lầm tưởng và nghĩ đơn giản đó là triệu chứng khi làm việc căng thẳng, mệt mỏi kéo dài mà không đi tới các cơ sở y tế khám chữa. Người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu, ù tai, thị lực giảm, khó nhìn nhận các vật dù trong phạm vi gần.
  • Đồng thời lời nói không được kiểm soát, loạn ngôn hoặc là xảy ra tình trạng là mình nói gì cũng không hề biết.

Giai đoạn quyết định (toàn phát)

  • Nổi bật là các hội chứng sau: rối loạn hệ thần kinh, hội chứng màng não. Có ba hội chứng nổi bật là hôn mê, liệt nửa người và rối loạn thực vật (tăng tiết phế quản, rối loạn nhịp thở, nhịp tim, huyết áp dao động) .

Giai đoạn tiến triển của tai biến mạch máu não

  • Tử vong thường xảy ra trong những giờ đầu hoặc cuối tuần đầu. Những biểu hiện của giai đoạn này thường thấy đó là rối loạn tim mạch, sốt cao, hôn. Sau ngày thứ 10 tuy đỡ nguy hiểm hơn nhưng vẫn có thểcó tử vong vì các biến chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiết niệu cũng như các rối loạn nước điện giải, rối loạn dinh dưỡng. Về sau vẫn có thể tái phát; hầu hết đều để lại di chứng nặng nề. Những trường hợp qua khỏi lúc nguy hiểm hay đểlại di chứng như nhức đầu, rối loạn tâm thần. Bệnh có thể tái phát và lần sau bao giờcũng nặng hơn lần trước.

Các bước sơ cứu, cấp cứu tai biến mạch máu não?

Với những người có kinh nghiệm sơ cứu bệnh nhân tai biến mạch máu não thì có thể  tiến hành giúp những người bị bệnh bằng cách sơ cứu tai biến mạch máu não trong thời gian chờ chuyển bệnh nhân đến bệnh viện như sau:

  • Đặt bệnh nhân nằm xuống nhẹ nhàng,không được để bệnh nhân té ngã phải từ từ  đặt bệnh nằm xuống giường, giữ bình tĩnh, đừng cuống quít.
  • Không nên di chuyển người bệnh quá nhiều vì các tia huyết quản trong não  sẽ vỡ ra gây nên tình trạng xuất huyết.
  • Các bạn nên lấy một ống tiêm thuốc hoặc một cây kim, một cây kim gúc sạch. Thực hiện như sau: Trước tiên hơ nóng vật dụng đó để sát trùng, rồi dùng kim để chích trên 10 đầu ngón tay cho đến khi có máu rỉ ra. Trong trường hợp nếu máu không chảy thì hãy nặn đầu ngón tay cho đến khi thấy máu nhỏ giọt.
  • Nếu mồm người bệnh bị méo thì mọi người cũng không nên lo lắng quá phải nắm hai tai của bệnh nhân kéo mạnh, cho đến khi hai tai đều ửng màu đỏ. Sau đó sẽ dùng kim chích vào dái tai bệnh nhân cho đến khi máu chảy ra, sau vài phút bệnh nhân sẽ tỉnh lại.
  • Những đầu ngón tay là vị trí của Thập tuyên huyệt, nơi tập trung nhiều đầu dây thần kinh rất nhạy cảm. Theo thuyết phản xạ thần kinh cũng như thuyết toàn đồ, khi bị tai biến mạch máu não, đầu ngón tay tương ứng với phần đầu của cơ thể và đỉnh nhọn của ngón tay ứng với huyệt Bách hội ở đỉnh đầu.
  • Xử trí tai biến mạch máu não bằng việc chích máu được áp dụng cách đây đã lâu và chỉ có hiệu quả trong một số trường hợp còn với những nguyên nhân khác thì có khi còn làm bệnh tiến triển nặng nề hơn.

Những việc cần làm khi cấp cứu người bị tai biến mạch máu não:

  • Gọi xe cấp cứu tới,  trong trường hợp này hãy cố gắng liên hệ với bác sĩ thần kinh để được tư vấn sớm trước khi đưa bệnh nhân đến bệnh viện. Trong khi chờ xe cấp cứu tới, quan sát và hỏi để biết bệnh nhân còn tỉnh táo hay không để có biện pháp kịp thời.
  • Nếu tình trạng bệnh nhân vẫn đang còn tỉnh táo: cần để bệnh nhân nằm yên tĩnh không gây ồn ào và chờ xe cấp cứu đến.
  • Nếu bệnh nhân hôn mê: cần xem bệnh nhân thở như thế. Nếu thấy bệnh nhân ngừng thở: phải hô hấp nhân tạo, nếu cần phải dùng miệng thổi hơi vào miệng bệnh nhân.

Trên đây là một số thông tin về vấn đề: “Tai biến mạch máu não chia làm mấy giai đoạn? Cách sơ cứu, cấp cứu?”. Mong rằng với những thông tin bổ ích này sẽ giúp cho mỗi chúng ta có phương pháp phòng chữa được căn bệnh nguy hiểm này. Chúc các bạn luôn có sức khỏe tốt để đồng hành cùng dongnhanduong.com.