Cách điều trị tai biến mạch máu não bằng phương pháp đông y, vật lý trị liệu? Một số dấu hiệu của bệnh tai biến mạch máu não?
Tai biến mạch máu não là một bệnh lý cực kỳ nguy hiểm, có khả năng gây tử vong rất cao. Nên chúng ta thường nghĩ rằng những ai bị mắc tai biến sẽ không thể nào thoát khỏi chứng bệnh đáng sợ này. Tuy nhiên, trên thực tế, tai biến là căn bệnh có cách điều trị được nếu như người bị bệnh có sự nỗ lực và kiên trì, cũng như sự lạc quan vui vẻ.
Vậy có những cách gì để điều trị tai biến? Điều trị theo phương pháp nào? Điều trị như thế nào?
Cách điều trị tai biến mạch máu não?
Một số dấu hiệu của bệnh tai biến mạch máu não
- Đột ngột vấp ngã hoặc thấy chóng mặt, khó giữ thăng bằng, các cơ ở chân như không phối hợp với nhau gây khó khăn khi đi lại.
- Bị mất tiếng, không thể nói hoặc khó nói. Nếu không thể nói lặp lại một câu thông thường thì khả năng đã bị đột quỵ.
- Đột ngột bị tê liệt một bộ phận của cơ thể hoặc ở mặt.
- Mắt bỗng nhiên mờ hoặc tối đi, hoa mắt
- Đau đầu, nôn, choáng váng…
- Các nguyên nhân làm tăng khả năng bị đột quỵ?
- Do độ tuổi: những người cao tuổi thương có nguy cơ bị đột quỵ hơn so với những người trẻ tuổi, nhất là ở nhóm tuổi ngoài 60 và khả năng mắc bệnh phụ nữ là thấp hơn. Tuy nhiên bệnh này không giới hạn một lứa tuổi nào cả, những người trưởng thành, thanh thiếu niên hay trẻ em cũng có thể bị đột quỵ.
- Các căn bệnh như bệnh béo phì, thừa cân, rối loạn lipid máu, cao huyết áp, bệnh tiểu đường, các bệnh về tim mạch, xơ vữa động mạch…
- Hút thuốc hoặc hít phải khói thuốc từ người bên cạnh, sử dụng nhiều rượu bia.
- Do căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ.
- Không vận động, rèn luyện thể dục thể thao.
- Di chứng để lại sau tai biến mạch máu não?
- Đây là những di chứng rất nguy hiểm do nó có thể tồn tại suốt đời như: các vấn đề về thần kinh và khả năng vận động của cơ thể; rối loạn nhận thức; bị liệt (nửa người, tay, chân…); rối loạn chức năng ngôn ngữ (nói lắp, ngọng…).
Cách điều trị tai biến mạch máu não?
- Đột quỵ rất nguy hiểm nhưng không phải không thể chữa trị nếu người bệnh thật sự nỗ lực và có những phương pháp trị bệnh đúng đắn bằng đông y cũng như bằng vật lý trị liệu.
Cách điều trị tai biến mạch máu não theo phương pháp đông y
- Dân gian cũng như y học cổ truyền thường gọi đột quỹ não là bị trúng gió (hay trúng phong) và chủ yếu được giải thích do bị thương tổn bên trong, lạc mạch trống rỗng khiến cho phong tà (gió độc) từ bên ngoài dễ dàng tiến nhập vào, cùng với do suy Can Thận mà dễ sinh ra nội phong.
- Chữa trị tai biến mạch máu não theo đông y cần phải tùy vào bệnh trạng của mỗi người bệnh. Do có nhiều nhóm bệnh gây đột quỵ cho nên cũng cần có những bài thuốc khác nhau để điều trị cho phù hợp với bệnh nhân. Một số thể đột quỵ theo y học cổ truyền là can thận âm hư, đàm thấp, ứ trệ khí huyết.
- Chữa trị thể can thận âm hư: triệu chứng hoa mắt chóng mặt, miệng khô lưỡi khô, đỏ lưỡi.
- Nên dùng ngưu tất, đương quy, xạ hương, bạch thược… những thuốc tốt cho cẩn thận.
- Chữa trị thể đàm thấp: liệt nửa người, một bên cơ thể giảm dần cảm giác hoặc đau nhức, miệng lưỡi khó chịu, thường gặp ở người thừa cân béo phì.
- Nên dùng bán hạ, bạch truật, thuốc có tác dụng bổ tỳ, chữa chướng bụng, thấp đàm… hỗ trợ tình trạng bệnh nhân.
- Chữa trị thể ứ trệ khí huyết: liệt nửa người, hoa mắt chóng mặt, đầy bụng không tiêu.
- Nên dùng: ngưu hoàng, xuyên khung, bạch thược… giúp thông kinh hoạt huyết, lưu thông máu, tiêu độc, thanh nhiệt, cải thiện tình trạng của người bị hôn mê do trúng gió, giảm tình trạng tê liệt…
- Ngoài sử dụng các bài thuốc đông y, nên kết hợp với các phương pháp như châm cứu, xoa bóp cơ thể, bấm huyệt để điều trị hiệu quả hơn.
Cách điều trị tai biến mạch máu não bằng vật lý trị liệu
- Sau tai biến, chữa trị phục hồi chức năng bằng vật lý trị liệu là phương pháp hiệu quả giúp bệnh nhân có thể vận động lại.
- Nguyên tắc khi điều trị bằng vật lý trị liệu là phải đảm bảo hồi sức một cách hoàn toàn và toàn diện, giúp lưu thông khí huyết, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp và người bệnh phải luôn được quan sát, chăm sóc để phòng ngừa biến chứng. Cần phục hồi càng sớm càng tốt cho người bệnh khi tim mạch và thể lực của họ ổn định trở lại. Bài tập bằng vật lý trị liệu thường diễn ra theo 2 giai đoạn.
- Giai đoạn 1 với các bài tập nhẹ nhàng, thường xuyên để có thể cử động được phần cơ thể bị liệt. Gồm: Tập lăn nghiêng về các bên; tập cử động vùng tay, vùng vai; tập cho phần chân bị liệt; tập nằm ngửa và nâng người lên.
- Giai đoạn 2 của vật lý trị liệu sẽ tập các bài tập nhằm tránh việc các cơ bị cứng và co lại, nhất là khớp vai và chân tay, với nhiều bài tập cho các tư thế, giúp người bệnh phục hồi lại chức năng một cách toàn diện thông qua nằm, đứng, đứng lên, ngồi, ngồi xuống, quỳ, lăn, xoay người, chuyển tư thế. Phải luôn kết hợp thở đều, thở sâu.
Trên đây là một số thông tin về cách điều trị tai biến mạch máu não. Hi vọng bài viết đã mang lại nhiều thông tin hữu ích dành cho các bạn từ đó có được phương pháp phòng tránh bệnh hiệu quả.