Chăm sóc người bị tai biến tại bệnh viện

BN tai biến mạch máu não thường bị rối loạn và mất kiểm soát nhiều chức năng quan trọng, điều dưỡng lại không thể túc trực 24/24 với tất cả BN, do đó nếu gia đình người bệnh hiểu rõ những vấn đề dưới đây để phối hợp với BV sẽ giúp cho BN hồi phục nhanh chóng, hạn chế tối đa di chứng để lại

Chăm sóc người bị tai biến tại bệnh viện
Chăm sóc người bị tai biến tại bệnh viện

1. Tổn thương thần kinh : Liệt nửa người, liệt mặt, rối loạn cơ tròn.Rối loạn nuốt (liệt hầu họng), có thể liệt hoàn toàn hay không hoàn toàn hay liệt nhẹ kín đáo.Các rối loạn cảm giác, rối loạn phát âm, thất ngôn. Đặc biệt lưu ý yếu tố tâm lý ảnh hưởng lớn đến kết quả điều trị

Biện pháp :

Nằm nghiêng nếu có tụt lưỡi.

BN ăn được thì cho ăn từ từ, nếu có dấu hiệu sặc thì báo BS để cho chỉ định đặt sonde dạ dày do bệnh nhân có rối loạn nuốt.

Theo dõi chặt chẽ tình trạng ý thức (điểm glasgow-đánh giá mức độ hôn mê), đồng tử (kích thước và phản xạ đồng tử với ánh sáng), tình trạng liệt và rối loạn cảm giác.

Chống phù não: đảm bảo thông khí tốt, tránh ứ đọng đờm dãi, đặt bệnh nằm đầu cao 20-30 độ, kiểm soát tốt huyết áp. Cho thở máy và dùng thuốc chống phù não theo chỉ định của bác sỹ.

Thư­ờng xuyên giải thích, động viên bệnh nhân yên tâm điều trị nếu bệnh nhân tỉnh.Hư­ớng dẫn bệnh nhân thực hiện điều trị theo đơn và hiểu biết thêm về tác dụng của việc điều trị.

Không tự động bỏ thuốc điều trị, hợp tác điều trị, không rút các ống thông dạ dày, ống thông bàng quang.

2. Hô hấp:

Đư­ờng thở: tụt l­ưỡi, ứ đọng đờm giãi?

Nhịp thở: rối loạn nhịp thở? ngừng thở?

Triệu chứng suy hô hấp: tím, vã mồ hôi, SpO2 thấp…

Biện pháp

Nếu có ứ đọng đờm dãi và BN còn ho được: hút đờm họng miệng.

Nếu không giải quyết được bằng cách trên hoặc BN tím tái hoặc có rối loạn nhịp thở, cần báo bác sỹ ngay để đặt nội khí quản, thở máy.

Bệnh nhân bị tai biến mạch máu não dễ có ứ đọng đờm dãi gây viêm phổi cần dẫn lư­u t­ư thế nghiêng phải, trái, đầu nằm thấp kết hợp với vỗ rung vùng ngực, lư­ng làm long đờm sau đó hút sạch vùng hầu họng.

Lưu ý : Đảm bảo vệ sinh tuyệt đối khi chăm sóc ống nội khí quản, canuyn mở khí quản đề phòng nhiễm khuẩn bội nhiễm và hút đờm nhẹ nhàng tránh gây th­ương tích cho khí phế quản.

3. Tuần hoàn :

Theo dõi huyết áp 1 – 3 giờ/ lần báo bác sỹ ngay khi huyết áp lên hoặc xuống quá giới hạn cho phép.

Theo dõi nhịp tim nếu có bất thường báo bác sỹ ngay.

4. Nhiệt độ:

Theo dõi thân nhiệt ít nhất 3 lần/ngày, báo BS ngay khi thân nhiệt thay đổi lên hoặc xuống quá giới hạn cho phép

5. Biến chứng loét : 

BN bị bất động nhiều ngày tại giường sẽ có nguy cơ bị loét cao.

BN chưa có vết loét:

Nằm đệm chống loét hoặc phao giường nếu bệnh nhân bị bất động nhiều ngày tại gi­ường.

Giữ cho da luôn khô, sạch.Giữ ga trải giư­ờng khô, sạch, không có nếp nhăn.

Thay đổi tư­ thế th­ường xuyên định kỳ (2-3 h/lần).

Xoa bóp và xoa bột talk vào các điểm tỳ đè.

Nếu đã có vết loét:

Cần cắt lọc tổ chức hoại tử và rửa sạch.

Thay rửa khi băng bị ­ướt, chăm sóc cho đến khi vết loét đầy lên và kín miệng.

Có thể đắp đường vào vết loét.Nuôi d­ưỡng đủ calo và protit.

6. Rối loạn tiểu tiện : 

Đặt xông bàng quang hoặc túi bọc nước tiểu.Đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối khi đặt ống thông bàng quang, túi đựng nư­ớc tiểu phải kín, đặt ở thấp tránh nhiễm khuẩn ng­ược dòng.

7. Biến chứng mắt

Thư­ờng xuyên rửa mắt, nhỏ mắt bằng các thuốc kháng sinh dùng cho mắt (chloramphenicol 0,4%, cipro nhỏ mắt…);

Băng mắt và dán mi nếu bệnh nhân không chớp mắt đ­ược.

8. Chăm sóc cơ bản:

Đảm bảo vệ sinh và phòng chống nhiễm khuẩn: Chú ý giữ vệ sinh da (tắm, gội đầu, vệ sinh bộ phân sinh dục…). Thay ga trải gi­ường và quần áo thư­ờng xuyên, ít nhất 1 lần/ ngày.Vệ sinh các hốc tự nhiên ngày 2-3 lần (lau rửa miệng, vệ sinh bộ phận sinh dục, tầng sinh môn…).

9. Đảm bảo dinh d­ưỡng:

Mỗi lần cho ăn qua sonde không quá 300 ml và cách nhau 3 giờ.

Cần bồi phụ thêm các loại vitamin nhóm A, B, C.Tốt nhất là các loại bột dinh d­ưỡng có sẵn đóng trong hộp như­: Đông trùng hạ thảo, Ensure,  Sandosource, Isocal… (ăn nhạt nếu tăng HA, suy thận, suy tim).

Đảm bảo đủ nước. Lượng nước cần đưa vào (uống + truyền) ước tính bằng lư­ợng nư­ớc tiểu 24 giờ + (300-500ml). Nếu bệnh  nhân có sốt, ra nhiều mồ hôi hoặc thở máy cần cho thêm 500ml

10. Phục hồi chức năng, hạn chế di chứng:

Phục hồi chức năng phải tiến hành ngay cùng với công tác hồi sức để phòng các di chứng: teo cơ, cứng khớp.

Th­ường xuyên xoa bóp, tập vận động cho các chi và cơ của bệnh nhân.Đặt các khớp ở tư­ thế cơ năng.

Cho bệnh nhân tập sớm với sự trợ giúp của nhân viên y tế và gia đình, kết hợp tập chủ động và thụ động. Ngày tập 2 – 3 lần.

Sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị phục hồi sau tai biến như ngưu hoàng thanh tâm hoàn hoặc các loại thực phẩm chức năng khác.