Chăm sóc bệnh nhân tai biến tại nhà

Khi ra viện, BN tai biến mạch máu não chưa thể phục hồi được các chức năng nên gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Do đó, gia đình BN cần hết sức lưu ý khi chăm sóc và điều trị tại nhà để người bệnh nhanh chóng phục hồi.

Chăm sóc bệnh nhân tai biến tại nhà
Chăm sóc bệnh nhân tai biến tại nhà

1. Chế độ ăn uống ở người tai biến mạch máu não:

Với bệnh nhân có thể tự ăn được nên áp dụng chế độ dinh dưỡng như sau:

  •  Cho người bệnh ăn uống như bình thường, nếu ăn ít thì nên tăng thêm bữa trong ngày.
  •  Thức ăn phải được chế biến phù hợp với khả năng nhai của người bệnh. Có thể cắt nhỏ, băm nhuyễn, ninh nhừ để người bệnh dễ ăn và dễ hấp thụ.
  •  Thức ăn phải cân đối và đáp ứng đủ các chất cần thiết như chất đạm từ thịt, cá, trứng, đậu hũ…; chất bột đường từ gạo, mì, bánh mì…; chất béo từ dầu mỡ…; rau củ quả và trái cây.
  •  Năng lượng cần trong ngày là: 25-30kcal/kg cân nặng/ngày.
  •  Thành phần dinh dưỡng trong ngày nên được phân chia đa dạng.
  •  Uống đủ nước: có thể tính theo 40ml/kg cân nặng/ngày.
  •  Kiêng sử dụng các chất béo và chất kích thích (rượu, bia, chè đặc, cà phê); hạn chế dùng muối.

Lưu ý:

  • Đa số người bệnh đều nằm tại giường hoặc đi lại hạn chế nên nhu cầu năng lượng sẽ thấp hơn so với người bình thường.
  • Nếu người bệnh có chế độ ăn hợp lý thì biểu hiện cơ thể như sau: Da hồng hào, không viêm loét, niêm mạc không bị lở loét, cân nặng đạt mức lý tưởng, cơ chắc, tóc mượt, không rụng.

Với bệnh nhân không thể tự ăn được

Đối với người bệnh không ăn được do liệt cơ hầu họng, phải nuôi ăn qua ống xông  cần chú ý: Thức ăn lỏng được xay nhuyễn hoặc pha chế sẵn từ các loại bột.  Bước tiến hành như sau: Kiểm tra vị trí của ống thông, cố định ống thông. Sau đó nối túi đựng thức ăn lỏng với ống thông; điều chỉnh sao cho phù hợp tránh để bệnh nhân bị sặc.  Thời gian mỗi lần cho ăn: 3 – 6 giờ. Sau mỗi lần cho ăn, bơm nước sôi để nguội hoặc nước vô khuẩn rửa ống thông.

Nếu người bệnh có chế độ ăn hợp lý thì da hồng hào, không viêm loét, niêm mạc không bị lở loét.

2. Sinh hoạt, tập luyện

Trong trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân chưa tự vận động được, người nhà phải giúp họ thay đổi tư thế 3 giờ một lần để tránh loét. Mỗi lần lật người, cần xoa rượu, cồn hoặc phấn rôm vào lưng, mông và các vị trí bị tì đè khác. Khi cho ăn uống, nên kê gối sau lưng bệnh nhân để giữ họ ở tư thế nửa nằm, nửa ngồi.

Đối với trường hợp nhẹ hơn, tùy mức độ di chứng liệt, cần đề ra một kế hoạch cụ thể cho bệnh nhân tập luyện hằng ngày. Cố gắng để cho họ tự làm ở mức tối đa, người nhà chỉ hỗ trợ hoặc giúp đỡ khi bệnh nhân không thể tự làm được. Quá trình tập luyện đòi hỏi sự kiên trì của cả bệnh nhân và người hướng dẫn. Nên duy trì việc này cả khi các di chứng đã được phục hồi.

3. Điều trị

Người bệnh cần tuân thủ sự chỉ định bác sĩ. Nhớ uống thuốc theo đơn, uống đúng giờ, đúng liều lượng, không tự ý thay đổi thuốc… Nếu có những bất thường cần chuyển ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế.

Với bệnh nhân bị tai biến mạch máu, không nên chỉ dùng thuốc tây, mà nên kết hợp giữa dùng thuốc và châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp để nhanh chóng phục hồi các chi bị liệt. Người nhà nên thường xuyên xoa bóp cho bệnh nhân, điều đó sẽ giúp cho qúa trình phục hồi bệnh nhanh hơn. Ngưu hoàng thanh tâm hoàn của Đồng Nhân Đường hiện đang là thuốc tỏ ra có hiệu quả rõ rệt nhất trong việc hỗ trợ phục hồi di chứng sau tai biến

4. Thực hiện các biện pháp phòng bệnh

  •  Cẩn thận giữ mình khi thời tiết chuyển lạnh vào mùa đông và khi áp suất không khí lên cao vào mùa hè.
  •  Tránh tắm khuya hoặc ở nơi gió lùa, nhất là với người bị cao huyết áp
  •  Tránh trạng thái căng thẳng thần kinh, xúc động mạnh. Tránh mất ngủ.
  •  Điều trị các nguyên nhân gây tai biến mạch máu não như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tiểu đường, rối loạn nhịp tim.
  •  Tránh táo bón. Kiêng rượu, bia và các chất kích thích.
  •  Tránh vận động thể lực quá mức như mang vác nặng, chạy nhanh…