Cấp cứu tai biến tại bệnh viện

Chuyên sâu y học chia tai biến mạch máu não ra thành nhiều loại, để đơn giản và dễ hiểu nhất cho tất cả mọi người, chúng tôi nhắc đến 2 thể cơ bản là Nhồi máu não và Xuất huyết não.

2 thể tai biến này triệu chứng khá giống nhau nhưng nguyên nhân và phương pháp điều trị thì khác nhau hoàn toàn.

Dù hỏi bệnh và khám lâm sàng tỉ mỉ cũng không thể phân biệt được tai biến là do xuất huyết não hay tắc mạch não (nhũn não) mà sự phân biệt này lại cực kỳ quan trọng bởi thuốc điều trị tai biến do tắc mạch não lại có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân tai biến do xuất huyết. Do đó cần tiến hành xử lý cấp cứu song song với việc chẩn đoán xác định tai biến thể loại gì.

Các bước cấp cứu khẩn cấp

1. Bảo đảm thông khí

– Đặt người bệnh ở tư thế nằm nghiêng an toàn, nếu liệt nửa người thì nghiêng về bên lành (bên lành ở dưới, liệt ở trên)

– Loại bỏ các dị vật trong miệng (răng giả) nếu có

– Đặt canuyn miệng hút đờm dãi khi cần.

– Nếu bệnh nhân hôn mê Glasgow < 8 điểm và có ứ đọng đờm dãi phải đặt NKQ và thở máy khi cần.

2. Theo dõi sát các chỉ số sinh tồn : nhịp tim, huyết áp, nhịp thở, tri giác… để có biện pháp xử trí thích hợp kịp thời.

3. Làm ngay các xét nghiệm cơ bản: Xquang tim phổi, điện tâm đồ, siêu âm tim, các xét nghiệm sinh hoá, huyết học, đông máu… để đánh giá tình trạng chung cũng như các bệnh phối hợp khác của bệnh nhân.

4. Chỉ định chụp cắt lớp vi tính hay chụp cộng hưởng từ sọ não ngay khi có thể để chẩn đoán phân biệt xuất huyết não hay nhồi máu não.

5. Chống phù não (nếu có)

– Nằm đầu cao 30°

– Bảo đảm thông khí tốt.

– Khống chế tốt huyết áp.

6. Các thuốc bảo vệ thần kinh có rất nhiều loại nhưng chưa có thuốc nào chứng minh được tác dụng rõ rệt trong giai đoạn cấp của TBMMN

Sau khi đã xác định được là nhồi máu hay xuất huyết :

1. Với BN nhồi máu não (chiếm khoảng 80% các ca tai biến mạch máu não):

– Kiểm soát huyết áp, chỉ nên hạ huyết áp vừa phải để tránh làm giảm áp lực tưới máu não cần thiết. Nên duy trì huyết áp ở mức 150/90 mmHg.

– Thuốc chống đông và các thuốc ức chế tiểu cầu

+  Aspirin và các thuốc ức chế tiểu cầu nên cho sớm vì có tác dụng dự phòng tai biến tái phát nhưng ít cải thiện về mặt tiên lượng trong giai đoạn cấp.

+  Heparin tiêm tĩnh mạch không làm giảm độ nặng của đột quỵ đã xảy ra mà còn tăng nguy cơ xuất huyết não.

– Thuốc tiêu sợi huyết rt-PA : thuốc tạo ra tác dụng thần kỳ mà BN và người nhà kháo nhau 1 ngày xuất viện.

Thực tế thuốc có nguy cơ gây xuất huyết cao nên rất ít BN hội tụ đủ điều kiện để được dùng thuốc này.

– An cung ngưu hoàng hoàn : thuốc được mệnh danh là thần dược cho người bị tai biến mạch máu não

Thực tế, an cung ngưu hoàng hoàn chỉ có thể dùng ngay cho BN nhồi máu não, BN xuất huyết não chỉ được dùng sau khi tình trạng xuất huyết đã được điều trị ổn định bằng y học hiện đại.

2. Với các bệnh nhân xuất huyết não 

– Nếu huyết áp tăng cao (HA ≥ 200/120 mmHg) hạ huyết áp là cần thiết. Các loại thuốc hạ huyết áp phù hợp với bệnh nhân và không có chống chỉ định đều có thể dùng tuy nhiên không nên hạ HA nhanh quá.

– Sử dụng An cung ngưu hoàng hoàn khi tình trạng xuất huyết đã được kiểm soát.

– Việc tiến hành phẫu thuật lấy khối máu tụ vẫn còn nhiều tranh cãi. Thường chỉ được tiến hành trong trường hợp khối máu tụ lớn gây chèn ép và tiến triển bệnh nhân ngày càng nặng.