Cách Phòng Ngừa Và Điều Trị Bệnh Thiếu Máu Cơ Tim Hiệu Quả

Thiếu máu cơ tim là gì? Nguyên nhân gây bệnh thiếu máu cơ tim? Cách phòng ngừa và điều trị bệnh thiếu máu cơ tim hiệu quả?

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, câu nói này luôn đúng trong mọi trường hợp, một khi đã mắc bệnh dù có chữa khỏi thì cũng ít nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe, kinh tế, cuộc sống,… của người bệnh. Đặc biệt lại càng đúng với bệnh thiếu máu cơ tim. Đây là căn bệnh nguy hiểm, hiện chưa có phương pháp chữa trị dứt điểm, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy áp dụng các phương pháp để phòng bệnh thiếu máu cơ tim là biện pháp tốt nhất để chống lại căn bệnh này.

Cách Phòng Ngừa Và Điều Trị Bệnh Thiếu Máu Cơ Tim Hiệu Quả
Cách Phòng Ngừa Và Điều Trị Bệnh Thiếu Máu Cơ Tim Hiệu Quả

Thiếu máu cơ tim là gì?

  • Khi lượng máu mang chất dinh dưỡng và oxy đến nuôi tim bị giảm do sự tắc hẹp của một nhánh động mạch đến tim hoặc của một trong hai động mạch vành, dẫn đến cơ tim không thể hoạt động bình thường do không đủ lượng máu cần thiết, được gọi là thiếu máu cơ tim.

Cách phòng ngừa và điều trị bệnh thiếu máu cơ tim hiệu quả?

Để việc phòng ngừa thiếu máu cơ tim đạt hiệu quả thì trước tiên phải hiểu rõ các nguyên nhân gây bệnh để từ đó xây dựng các biện pháp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh thiếu máu cơ tim

  • Bệnh động mạch vành hay còn phổ biến với tên gọi xơ vữa động mạch: đây là nguyên nhân của gần 90% các ca thiếu máu cơ tim. Trải qua quá trình tích tụ các mảng cholesterol và chất thải khác trong lòng động mạch sẽ tạo nên các mảng xơ vữa. Đây là nguyên nhân khiến thành mạch dày lên, hẹp lòng hơn làm hạn chế sự lưu thông máu qua đây.
  • Cục máu đông (huyết khối): các tế bào máu bám vào các mảng xơ vữa sẽ làm hình thành một huyết khối gây tắc hẹp lòng mạch, giảm lưu lượng máu tới cơ tim. Khi huyết khối phát triển đủ lớn có thể gây ra một cơn nhồi máu cơ tim do động mạch vành bị tắc nghẽn hòan toàn.
  • Co thắt mạch vành:  thắt chặt tạm thời ở thành động mạch, làm giảm thậm chí chặn dòng máu chảy tới một phần của tim.

Các yếu tố nguy cơ

Ngoài các nguyên nhân trên còn có các yếu tố nguy cơ gây bệnh như:.

  • Hút thuốc lá, kể cả chủ động hay bị động đều khiến thành động mạch bị hư hại, cho phép các mảng bám cholesterol và các chất khác tích tụ làm chậm lưu lượng máu, và tăng nguy cơ bị cục máu đông.
  • Bệnh tiểu đường: quá nhiều đường trong máu cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
  • Tăng huyết áp: huyết áp cao có thể thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch gây hại cho động mạch vành
  • Cholesterol cao hoặc mỡ máu cao được coi là nguyên vật liệu chính cho các mảng xơ vữa.
    Ít hoạt động thể lực, không tập thể dục: dễ béo phì, cholesterol trong máu cao.
  • Bệnh béo phì: liên quan với mức cholesterol trong máu cao, huyết áp cao và tiểu đường.
  • Tuổi tác: quá trình lão hóa do tuổi cao, dễ gây xơ vữa động mạch.
    Tiền sử gia đình: Nguy cơ mắc bệnh tăng nếu có người trong gia đình bị các bệnh về tim.
  • Ngoài ra, sống, lao động và học tập trong môi trường dễ bị stress cũng là yếu tố nguy cơ gây bệnh.

Cách phòng ngừa và điều trị bệnh thiếu máu cơ tim hiệu quả?

Áp dụng các phương cách sau không chỉ gíup phòng bệnh mà còn có tác dụng tích cực trong việc điều trị bệnh.

Cách phòng ngừa bệnh thiếu máu cơ tim chủ yếu dùng để hạn chế việc mắc bệnh do các yếu tố nguy cơ

  • Bỏ hút thuốc, tránh xa môi trường khói thuốc, đặc biệt là những người trong nhóm nguy cơ cao, vì chất nicotin có trong thuốc lá rất độc hại, làm giảm nồng độ oxy trong máu, tàn phá thành động mạch.
  • Tầm sóat các bệnh hoặc các vấn đề có thể làm tăng nguy cơ thiếu máu cơ tim như  tiểu đường, tăng huyết áp và cholesterol trong máu cao. Cần kiểm soát huyết áp dưới 140/90mmHg , còn với bệnh nhân tiểu đường là dưới 130/80mmHg. Sử dụng thuốc và xây dựng lối sống lành mạnh gíup kiểm sóat hiệu quả các bệnh này.
  • Chế độ ăn uống khỏe mạnh và khoa học cũng là cách phòng ngừa thiếu máu cơ tim hiệu quả : nên chia nhỏ các bữa ăn, không ăn quá no, nên ăn nhạt, ít chất béo, dầu mỡ,nên ăn nhiều cá, đặc biệt là cá hồi, không dùng đồ hộp, thức ăn nhanh, đồ uống chứa chất kích thích như: bia, rượu, café,  nước uống có ga, hạn chế đồ ngọt, tinh bột…nên ăn nhiều trái cây vì đây là nguồn cung cấp dồi dào chất xơ, vitamin và khoáng chất. Bổ sung thêm nhiều rau củ nhất là súp lơ xanh vào chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp hạn chế sự hình thành của các mảng xơ vữa động mạch, thúc đẩy quá trình trao đổi mỡ diễn ra nhanh hơn.
  • Duy trì thói quen tập thể dục đều đặn ít nhất 30-45 phút hàng ngày, giúp cải thiện lưu lượng máu đến tim. Nên chọn chế độ phù hợp với tuổi và sức khoẻ của bản thân.
    Kiểm soát trọng lượng cơ thể: Duy trì một trọng lượng khỏe mạnh phù hợp với chiều cao, tránh tăng cân béo phì.
  • Giảm, tránh các căng thẳng, stress tâm lý thực hành kỹ thuật quản lý căng thẳng như thư giãn cơ bắp và hít thở sâu, đảm bảo chất lượng giấc ngủ, ..để hạn chế các tác động xấu của môi trưòng, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bản thân.
  • Ghi nhớ và tuân thủ việc thăm khám sức khoẻ định kì tại bệnh viện 6 tháng/lần để kiểm soát các yếu tố gây bệnh. Các yếu tố nguy cơ thiếu máu cơ tim như cholesterol cao, huyết áp cao và bệnh tiểu đường không có triệu chứng ban đầu, chỉ có thể phát hiện thông qua các xét nghiệm y tế, phát hiện sớm để điều trị kịp thời, hạn chế nhiều biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Trên đây là tất cả vấn đề về: cách phòng ngừa và điều trị bệnh thiếu máu cơ tim hiệu quả.
Mong rằng với những thông tin này sẽ giúp ích nhiều cho các bạn trong việc phòng chữa bệnh thiếu máu cơ tim một cách tốt nhất.