Bệnh Thiếu Máu Cơ Tim Cục Bộ Là Gì? Nguyên Nhân? Triệu Chứng? Cách Điều Trị?

Bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ là gì? Nguyên nhân gây thiếu máu cơ tim cục bộ? Các triệu chứng của bệnh? Cách điều trị thiếu máu cơ tim cục bộ?

Bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ là một trong các nguyên nhân gây tử vong cao nhất trong các bệnh lý về tim mạch. Vậy hãy cùng dongnhanduong.com tìm hiểu thiếu máu cơ tim cục bộ là gì?nguyên nhân thiếu máu cơ tim cục bộ?triệu chứng thiếu máu cơ tim cục bộ?và điều trị thiếu máu cơ tim cục bộ như thế nào? để có cái nhìn khái quát về căn bệnh này, từ đó biết cách chăm sóc tốt hơn cho sức khoẻ của mình.

Bệnh Thiếu Máu Cơ Tim Cục Bộ Là Gì? Nguyên Nhân? Triệu Chứng? Cách Điều Trị?
Bệnh Thiếu Máu Cơ Tim Cục Bộ Là Gì? Nguyên Nhân? Triệu Chứng? Cách Điều Trị?

Bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ là gì?

  • Trái tim được cung cấp máu mang oxy và chất dinh dưỡng qua hai động mạch vành lớn. Cũng giống như bất kỳ bộ phận nào khác, các cơ tim đòi hỏi sự cung cấp máu phải được duy trì thường xuyên, liên tục để có thể thực hiện chức năng co bóp đẩy máu của mình. Chỉ cần một trong hai động mạch hoặc một nhánh mạch bị tắc nghẽn từ từ hoặc đột ngột thì sẽ gây ra tình trạng không đủ máu cung cấp cho cơ tim, tình trạng này gọi là thiếu máu cơ tim cục bộ. Nếu thiếu máu cơ tim cục bộ kéo dài sẽ rất nguy hiểm, các cơ tim sẽ chết vì thíêu hụt oxy và dưỡng chất do không được cung cấp đầy đủ lượng máu cần thiết.

Nguyên nhân gây thiếu máu cơ tim cục bộ?

Nguyên nhân gây bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim bao gồm:

  • Bệnh động mạch vành (xơ vữa động mạch): đây là nguyên nhân của phần lớn các ca thiếu máu cơ tim cục bộ. Các mảng xơ vữa động mạch là kết quả của quá trình tích tụ các mảng cholesterol và chất thải khác trong lòng động mạch, khiến thành mạch dày lên, hẹp lòng hơn gây khó khăn cho sự lưu thông máu, dẫn đến hạn chế lưu lượng máu chảy qua đây.
  • Cục máu đông: hình thành do mảng xơ vữa bị vỡ ra, các tế bào máu bám vào và phát triển dần lên thành một huyết khối gây tắc hẹp lòng mạch khiến máu tới cơ tim giảm. Nếu huyết khối này đủ lớn có thể gây tắc nghẽn hòan toàn động mạch vành, dẫn đến một cơn nhồi máu cơ tim.
  • Co thắt mạch vành: đây là tình trạng thắt chặt tạm thời còn gọi là co cơ ở thành động mạch, làm giảm thậm chí chặn dòng máu chảy tới một phần của tim. Nguyên nhân thường do căng thẳng, lo lắng, nhiệt độ lạnh, chất kích thích hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc.

Ngoài các nguyên nhân phổ biến trên còn có các yếu tố nguy cơ phát triển bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ như:

  • Hút thuốc và tiếp xúc với khói thuốc lâu dài khiến thành động mạch bị hư hại.
  • Bệnh tiểu đường: dư thừa đường trong máu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.
  • Tăng huyết áp: huyết áp cao có thể thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch.
  • Cholesterol cao hoặc mỡ máu là nguyên vật liệu cho các mảng xơ vữa.
  • Ít hoạt động thể lực.
  • Bệnh béo phì: liên quan với mức cholesterol trong máu cao, huyết áp cao và tiểu đường.
  • Tuổi tác: quá trình lão hóa do tuổi cao cũng góp phần hình thành bệnh.
  • Tiền sử gia đình: Nguy cơ mắc bệnh tăng nếu có người trong gia đình bị các bệnh về tim.

Các triệu chứng của thiếu máu cơ tim cục bộ?

Dưới đây là một số triệu chứng điển hình của bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ. Tuy nhiên một số người thiếu máu cục bộ cơ tim đã không gặp bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào, đây gọi là thiếu máu cục bộ cơ tim im lặng.

  • Triệu chứng phổ biến nhất là đau xuất hiện cả ở cổ, hàm, bả vai, cánh tay phần bên trái.
  • Đau thắt ngực, lồng ngực bị đè nén, khó thở khi vận động.
  • Tim đập nhanh
  • Buồn nôn và nôn.
  • Đổ mồ hôi lạnh
  • Mệt mỏi và đau nhức cơ thể

Khi thấy cơn đau thắt ngực, đặc biệt là đi kèm các triệu chứng ở trên, người bệnh cần được sự chăm sóc y tế ngay lập tức để ngăn chặn nguy cơ tử vong và các biến chứng tim mạch khác.

Cách điều trị thiếu máu cơ tim cục bộ?

Các biện pháp sử dụng thuốc, can thiệp bằng phẫu thuật trong điều trị đều nhằm mục đích là khơi thông lòng mạch, đảm bảo lượng máu về tim. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà bệnh nhân có thể được điều trị bằng một hoặc kết hợp cả hai phương pháp trên.

Dùng thuốc trị bệnh

  • Dùng các nhóm thuốc chống đông để giảm nguy cơ hình thành huyết khối ( điển hình là Aspirin)
  • Nitroglycerin có tác dụng giãn mạch vành tạm thời, cải thiện lượng máu về tim.
  • Nhóm thuốc chẹn beta (beta blocker): Giúp thư giãn cơ tim, làm chậm nhịp tim và hạ huyết áp.
  • Thuốc chẹn kênh calci: thư giãn và mở rộng mạch máu, gíup máu lưu thông dễ dàng hơn.
  • Thuốc hạ cholesterol: Giúp giảm quá trình hình thành các mảng vữa xơ động mạch.
  • Thuốc ức chế men (ACE) chuyển đổi angiotensin: gíup giãn mạch và giảm áp lực máu.
  • Ranolazine (Ranexa): Giúp giãn mạch vành, dùng cho những người không đáp ứng với thuốc khác.

Dùng các phương pháp phẫu thuật

  • Nong mạch, đặt stent (can thịêp mạch vành qua da PCI): Sử dụng một ống thông mạch có bóng nhỏ ở đầu, chèn ở phần thu hẹp của động mạch, bơm căng bóng để mở rộng lòng mạch bị hẹp, tiếp đó đặt stent – lưới kim loại nhỏ để cố định phần động mạch vừa được khơi thông.
  • Phẫu thuật bắc cầu động mạch: bỏ qua đoạn động mạch tắc nghẽn bằng cách lấy một động mạch ở phần khác của cơ thể để nối trực tiếp vào động mạch chủ tới cơ tim. Thường dùng cho người bị tắc nhiều động mạch vành.
  • Phản xung động ngoại biên (enhanced external counterpulsation): phương pháp này giúp cải thiện lượng máu lưu thông đến tim thông qua việc dùng lực cơ học tác động lên các mạch máu ở chân.

Các biện pháp hỗ trợ

  • Xây dựng lối sống lành mạnh.
  • Không hút thuốc và tránh xa môi trường có khói thuốc.
  • Tầm sóat các bệnh lý nguy cơ như đái tháo đường, huyết áp cao, máu nhiễm mỡ..
  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, hạn chế chất béo, đường, không lạm dụng rượu bia, đồ uống chứa chất kích thích, nên ăn nhiều ngũ cốc, trái cây và rau quả.
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Hạn chế căng thẳng stress trong cuộc sống.
  • Khám sức khoẻ định kì để phát hiện sớm, điều trị tốt và phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.

Với bài viết: bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị. Với những thông tin này, hi vọng bài viết đã giải đáp được hết thắc mắc của các bạn về căn bệnh này. Chúc các bạn luôn có một trái tim khỏe mạnh.