Thiếu Máu Cơ Tim Cục Bộ Có Nguy Hiểm Không? Nên Ăn Gì? Uống Thuốc Gì?

Thiếu máu cơ tim cục bộ có nguy hiểm không? Bị thiếu máu cơ tim cục bộ uống thuốc gì? Nên ăn gì khi bị thiếu máu cơ tim cục bộ?

Thiếu máu cơ tim cục bộ là một trong những bệnh tim mạch phổ biến hiện nay. Khi không may bản thân hay người nhà bị chẩn đoán thiếu máu cơ tim cục bộ thì thường có điều quan tâm chung là hội chứng thiếu máu cơ tim cục bộ này là gì, thiếu máu cơ tim cục bộ có nguy hiểm không? Ngoài việc dùng thuốc trị thiếu máu cơ tim cục bộ thì còn cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng như thế nào. Hãy cùng dongnhanduong.com giải đáp những thắc mắc trên qua bài viết sau đây.

Thiếu Máu Cơ Tim Cục Bộ Có Nguy Hiểm Không? Nên Ăn Gì? Uống Thuốc Gì?
Thiếu Máu Cơ Tim Cục Bộ Có Nguy Hiểm Không? Nên Ăn Gì? Uống Thuốc Gì?

Thiếu máu cơ tim cục bộ có nguy hiểm không?

  • Thiếu máu cơ tim cục bộ là bệnh xảy ra khi lượng máu cần thiết cho hoạt động của cơ tim giảm một cách từ từ hoặc đột ngột do một nhánh hoặc một động mạch vành cung cấp máu cho tim bị tắc hẹp hoặc tắc nghẽn hòan toàn.
  • Nguyên nhân gây thiếu máu cơ tim cục bộ thường do sự hình thành các mảng xơ vữa động mach, cục máu đông, dị dạng mạch vành bẩm sinh hoặc sự co thắt bất thường của mạch vành.
  • Trên thế giới, thiếu máu cơ tim cục bộ hiện vẫn là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Đây là một bệnh lý tim mạch nguy hiểm, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng người bệnh như: Nhồi máu cơ tim, suy tim, rối loạn nhịp tim..

Bị thiếu máu cơ tim cục bộ uống thuốc gì?

Mục đích dùng thuốc điều trị thiếu máu cơ tim cục bộ là để giúp kiểm soát triệu chứng bệnh và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm mà bệnh gây ra. Một số loại thuốc chủ yếu như:

  • Nhóm thuốc chống đông, chống tập kết tiểu cầu, gíup giảm nguy cơ huyết khối gây tắc nghẽn động mạch vành, gồm aspirin, clopidrogel, ticagrelor…
  • Nhóm thuốc làm tiêu huyết khối: streptokinase, urokinase…
  • Nhóm thuốc chống đông máu: có tác dụng làm loãng máu, ngăn chặn huyết khối như heparin, enoxaparin…
  • Nhóm Nitrat – nhóm thuốc phổ biến nhất: cắt nhanh cơn đau thắt ngực điển hình ở người bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ nhờ khả năng giãn mạch nhanh chóng để tăng cường tưới máu cho cơ tim. Ngòai ra còn làm giãn tĩnh mạch gíup giảm lượng oxy cho tim. Điển hình là Nitrpglycerin được dùng nhiều nhất, có dạng xịt, ngậm dưới lưỡi, Isosorbide dinitrate, Isosorbide mononitrate…,khi sử dụng có thể gây tác dụng phụ như đỏ bừng mặt, mắt, nhức đầu, tụt huyết áp…do khả năng giãn mạch quá mức.
  • Nhóm thuốc chẹn beta bao gồm metoprolol, atenolol, propanolol,… với liều dùng tăng dần, đến khi đạt mục tiêu điều trị, có tác dụng làm chậm nhịp tim, thư giãn cơ tim, giảm bớt nhu cầu oxy của tim. Tuy nhiên có một số tác dụng phụ cần lưu ý như nhịp tim chậm quá mức, chóng mặt, mệt mỏi, mờ mắt…
  • Nhóm thuốc chẹn kênh canxi (ức chế canxi) như amlodipin, nifedipine, verapamil, diltiazem, có tác dụng mở rộng các mạch máu, làm giảm cơn đau thắt ngực. Tác dụng phụ thường gặp nhất khi sử dụng thuốc là phù chi, chóng mặt, buồn nôn,…
  • Nhóm thuốc ức chế men chuyển angiotensin như captopril, enalpril, perindopril, ramipril…  tuy không làm giảm cơn đau nhưng có tác dụng giãn mạch, giảm huyểt áp, tăng cường tốc độ lưu thông máu, giảm nguy cơ tử vong của người bệnh có huyết áp cao, ..Tác dụng phụ trên một số ít người dùng như ho khan, rối loạn tiêu hóa,..
  • Thuốc hạ cholesterol: Giúp giảm quá trình hình thành các mảng vữa xơ động mạch.
  • Các thuốc chống đau thắt ngực thế hệ mới: Ivabradine (Procoralan), Trimetazidin
  • Các thuốc hạ mỡ máu trong thuốc trị thiếu máu cơ tim cục bộ thuộc nhóm statin (Simvastatin, atorvastatin…), nhóm fibrate (fenofibrat, ciprofibrat…), Colestipol, Ezetimibe…

Khi sử dụng thuốc phải có chỉ định của bác sỹ và cần lưu ý các tác dụng không mong muốn. Liên hệ ngay với bác sĩ để xử trí kịp thời khi xảy ra bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

Bị thiếu máu cơ tim cục bộ nên ăn gì?

Bên cạnh việc tuân thủ dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ điều trị thì chế độ ăn uống và tập luyện hàng ngày cũng không kém phần quan trọng trong việc nâng cao sức khoẻ, kìm hãm sự phát triển của bệnh. Vậy người bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ nên ăn gì?

  • Cần xây dựng chế độ ăn khoa học và lành mạnh, nên chia nhỏ các bữa ăn, không ăn quá no. Một chế độ ăn thích hợp cho người bệnh là ăn nhạt, hạn chế tối đa chất béo, dầu mỡ, không dùng đồ hộp, thức ăn nhanh, nói không với đồ uống chứa chất kích thích như: bia, rượu, café,  nước uống có ga
  • Nên ăn nhiều trái cây: đây là nguồn cung cấp dồi dào chất xơ, vitamin và khoáng chất, tốt cho sức khoẻ của mọi người nói chung và người bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ nói riêng. Tuy nhiên nên lựa chọn những loại ít đường như: dưa leo, củ đậu… nên ít dùng những loại có hàm lượng đường cao để tránh gây nên rối loạn cholesterol, ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ.
  • Bổ sung thêm nhiều rau củ vào chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp hạn chế sự hình thành của các mảng xơ vữa động mạch, thúc đẩy quá trình trao đổi mỡ diễn ra nhanh hơn. Vì trong rau củ chứa rất nhiều các chất xenlulo thực vật, các chất này sẽ hút bớt một phần cholesterol được tiết ra từ ruột và mật, giảm cholesterol cũng chính là gíup giảm xơ vữa động mạch. Không những thế, rau xanh còn chứa nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe, đặc biệt cần thiết cho bệnh nhân thiếu máu cơ tim cục bộ.
  • Hạn chế ăn đồ ngọt, chất bột đường tinh luyện như bánh kẹo, đường,…

Trên đây là bài viết: “Thiếu máu cơ tim cục bộ có nguy hiểm không? Nên ăn gì? Uống thuốc gì?” Hi vọng bài viết đã đem lại những kiến thức cần thiết cho các bạn trong việc phòng chữa căn bệnh nguy hiểm này một cách hiệu quả.