Nghiên cứu dùng an cung cho bệnh nhân xuất huyết não

KẾT QUẢ DÙNG AN CUNG NGƯU HOÀNG HOÀN ĐIỀU TRỊ 27 BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT NÃO

Khoa Nội Thần kinh – Bệnh viện thực hành – Học viện Y Khoa sán Đầu

Đỗ Đăng Thanh – Trịnh Tuyền

Nghiên cứu dùng an cung cho bệnh nhân xuất huyết não
Nghiên cứu dùng an cung cho bệnh nhân xuất huyết não

Từ tháng 10 năm 1987 đến tháng 10 năm 1991, khoa Nội Thần kinh của bệnh viện đã điều trị cho 27 bệnh nhân xuất huyết não có tiền sử cao huyết áp, dùng an cung ngưu hoàng hoàn có tác dụng tốt. Kết quả như sau:

1. Đối tượng nghiên cứu:

50 bệnh nhân xuất huyết não có tiền sử cao huyết áp đều được chẩn đoán xác định bằng lâm sàng và chụp CT Scan. Bệnh nhân được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm:

– Nhóm điều trị: Dùng an cung ngưu hoàng hoàn gồm 27 bệnh nhân, trong đó 19 nam và 8 nữ

– Nhóm đối chứng: Dùng thuốc tân dược gồm 23 bệnh nhân, trong đó 16 nam và 7 nữ

Tuổi của 50 bệnh nhân: 2 người từ 40 – 49 tuổi; 18 người từ 50 – 59 tuổi; 21 người từ 60 – 69 tuổi; 9 người tuổi trên 70. Cả 50 bệnh nhân này đều có tiền sử cao huyết áp, thời gian mắc bệnh cao huyết áp ngắn nhất là 1 năm, lâu nhất là 25 năm. Khi khởi bệnh, huyết áp trung bình 185/105 mmHg (tăng huyết áp mức độ nặng). Khởi bệnh đều cấp tính, có triệu chứng sớm của xuất huyết não như đau đầu, nôn mửa, hôn mê, liệt nửa người, mình nóng bồn chồn, hôn mê nói sảng. Cả 50 bệnh nhân đều chụp CT Scan trong tuần đầu được xác định là xuất huyết não.

2. Phương pháp điều trị:

– Nhóm điều trị: Điều trị ban đầu như nhóm đối chứng và dùng thêm an cung ngưu hoàng hoàn. Bắt đầu cho uống sau 2 – 3 ngày khởi bệnh, 1 hoàn/ ngày x 2 lần/ngày, bệnh nhân hôn mê cho uống qua sonde mũi – dạ dày, uống 5 ngày liền.

– Nhóm đối chứng: Xử lý theo tình trạng cấp tính của xuất huyết não, truyền manitone 20%, cách 6 – 8 giờ/lần, uống hoặc uống qua sonde mũi nifedipine, khống chế huyết áp trong phạm vi 150 – 160/95 – 90 mmHg. Dùng thuốc bảo vệ tế bào thần kinh inosine, nadide, coticoline, dùng kháng sinh để chống viêm phổi và các loại bội nhiễm khác, theo dõi cân bằng nước điện giải, cân bằng kiềm toan. Không dùng an cung ngưu hoàng hoàn.

3. Kết quả điều trị:

3.1. Tiêu chuẩn đánh giá:

Tham khảo kết quả đánh giá tác dụng điều trị do Hội nghị mạch máu não toàn quốc thông qua năm 1981:

– Khỏi bệnh: Ý thức rõ rệt, liệt chi trên chi dưới hồi phục mức 5, tự đi lại một mình được.

– Tốt: Tỉnh táo, liệt chi trên chi dưới hồi phục trên mức 2

– Khá: Ý thức rõ rệt, mức độ liệt phục hồi mức 1, hoặc mất ngôn ngữ, dấu hiệu chứng liệt nhãn cầu được cải thiện.

– Không tác dụng: Kết quả không rõ so với trước điều trị

– Xấu đi: Trong quá trình điều trị diễn biến xấu đi

3.2. Kết quả: (Xem trong bảng 2)

– Nhóm điều trị (dùng an cung ngưu hoàng hoàn): Khỏi bệnh 85,2%; tử vong 14,8%. Tỷ lệ khỏi bệnh và tốt khá là 19 người.

– Nhóm đối chứng: Khỏi bệnh 65,2%; tử vong 34,8%. Tỷ lệ khỏi bệnh và tốt khá chỉ là 7 người. Kết quả này có ý nghĩa thông kê.

Bảng 4: So sánh kết quả điều trị giữa 2 nhóm (trong 6 tuần)

Khỏi bệnh Tốt Khá Tử vong P

Nhóm điều trị 9 10 4 4 P=0,0364

Nhóm đối chứng 2 5 8 8 P=0,0364

4. Bàn luận

Xuất huyết não trên bệnh nhân cao huyết áp, giai đoạn cấp cần chống co giật, khai khiếu, tỉnh não là khâu rất quan trọng.

An cung ngưu hoàng hoàn điều trị chứng dương bế giai đoạn cấp của xuất huyết não đã được các nhà lâm sàng thừa nhận.

Trong thực tế, điều trị theo tây y không thể cùng 1 lúc giải quyết 2 vấn đề đã nêu trên, dùng thuốc chống co giật có thể sẽ làm cho sự rối loạn ý thức nặng nề thêm gây ức chế hô hấp và trung tâm vận mạch nếu xử lý không tốt sẽ làm cho bệnh trở nên trầm trọng thêm. Ví dụ, bệnh nhân xuất huyết não do tác dụng kích thích của huyết khối dẫn đến co giật, thông thường để khống chế được việc đó là rất khó, nếu dùng một lượng lớn thuốc an thần để hạn chế được co giật, sự ức chế của vỏ não sẽ bị sâu hơn, ảnh hưởng đến nhịp thở, làm cho gốc lưỡi mềm và tụt vào sau gây tắc đường thở dẫn đến thiếu oxy làm cho nhiễm khuẩn nặng thêm, mức độ bệnh trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, về mặt tỉnh não, thuốc hưng phấn thần kinh trung khu của tây y cũng thường hay gây ra co giật, huyết áp tăng dẫn đến xuất huyết thêm. Cho nên, giai đoạn cấp của xuất huyết não, sự cải thiện ý thức chỉ có thể hồi phục theo sự hồi phục của quá trình hồi phục của bệnh. Bởi vậy, chúng tôi đã chọn dùng an cung ngưu hoàng hoàn, vừa có tác dụng trấn tĩnh chống co giật đồng thời vừa có thể khai khiếu tỉnh não, cả 2 mặt này đều được giải quyết cùng 1 lúc, trong quá trình điều trị không thấy có phản ứng phụ xảy ra. Bản tổng kết này đã chứng tỏ: so sánh sau 6 tuần điều trị, triệu chứng bệnh của nhóm điều trị được cải thiện hơn hẳn nhóm đối chứng; tỷ lệ khỏi bệnh và tỷ lệ tử vong của nhóm điều trị hơn hẳn nhóm đối chứng. Điều này chứng tỏ an cung ngưu hoàng hoàn có tác dụng nhất định trong điều trị xuất huyết não, cần được phổ biến để sử dụng rộng rãi.

Tài liệu tham khảo:

Hoàng Hữu Kỳ, v.v..<<Điều trị bệnh học thần kinh>> Nhà Xuất bản Y tế nhân dân, 1984,36.

Xuất xứ tài liệu: Báo trường Học viện y khoa Sán Đầu Số 1 năm 1984