Cách sơ cấp cứu khi bị nhồi máu cơ tim? Phác đồ cấp cứu nhồi máu cơ tim cấp? Chuẩn đoán, xử trí, điều trị cấp cứu nhồi máu cơ tim?
Nhồi máu cơ tim là căn bệnh vô cùng nguy hiểm và có thể đột tử bất cứ lúc nào. chính vì vậy sơ cứu, cấp cứu nhồi máu cơ tim có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe cũng như tính mạng của nạn nhân. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu đến các bạn cách sơ cấp cứu khi bị nhồi máu cơ tim? Phác đồ cấp cứu, điều trị?. Hãy theo dõi bài viết để có thể giúp ích cho bạn và người thân khi cần nhé.
Cách sơ cấp cứu khi bị nhồi máu cơ tim?
Nhồi máu cơ tim là hiện tượng dòng máu nuôi tim bị tắc nghẽn dẫn đến tim bị thiếu máu dẫn đến cơ tim chết và không thể phục hồi.
Nhồi máu cơ tim thường gặp ở những người cao tuổi và các bệnh nhân bị cao huyết áp, các bệnh về tim mạch, bệnh thiếu máu, bệnh xơ vữa động mạch…
Khi bị nhồi máu cơ tim thì bệnh nhân thường có các triệu chứng như:
- Đau ngực: khi bị nhồi máu cơ tim thì bệnh nhân sẽ cảm thấy rất đau tức phần ngực, cảm giác như có vật gì đó đè lên ngực mình. Đặc biệt, đau giữa xương ức là nhiều nhất, các cơn đau chỉ kéo dài trong vài phút rồi lại nhanh chóng hết.
- Đau ở các vị trí khác trên cơ thể như: cổ, hàm, thượng vị, tay, chân..
- Toát mồ hôi lạnh, chóang váng, nôn mửa…
- Kèm theo các cơn đau ngực là cảm giác khó thở, có nhiều bệnh nhân rất khó khăn trong việc thở.
Khi thấy bệnh nhân có các triệu chúng trên thì nhanh chóng tìm các cách sơ cứu, cấp cứu nhồi máu cơ tim.
Đầu tiên, khi thấy các dấu hiệu của bệnh nhồi máu cơ tim thì cho bệnh nhân ngừng ngay tất cả các hoạt động lại, sau đó nghỉ ngơi, tránh hoạt động nhiều, mạnh. Sau khi cho nạn nhân nghỉ người thì có thể cho ngậm thuốc nitrogly cerime. Nên ngậm thuốc dưới lưỡi và ngậm liên tục từ 10-30 phút. Nếu sau 30 phút mà tình trạng đau ngực không đỡ thì ngày lập tức cho bệnh nhân đến cơ sở y tế hay bệnh viện gần nhất để được cấp cứu.
Cách cấp cứu cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim:
- Nhồi máu cơ tim là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm và có thể gây đến tử vong một cách bất ngờ và tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim cũng rất cao. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân được phát hiện và đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời thì bệnh nhân có thể nhanh chóng phục hồi. Càng cấp cứu, điều trị sớm thì bệnh nhân càng đỡ nguy hiểm và tỷ lệ thành công cũng như hồi phục sẽ càng nhanh hơn. Tốt nhất bệnh nhân nên được cấp cứu trong 1 giờ đầu khi bắt đầu phát bệnh.
- Khi chuẩn bị cấp cứu bác sĩ thường sẽ hỏi các câu hỏi như: cơn đau bắt đầu từ từ hay đột ngột, từ lúc nào? Lúc đó bạn đang làm gì? Cơn đau bắt đầu như thế nào? Mức độ đau như thế nào? Những triệu chứng gì đi kèm…để xác định bệnh cũng như mức độ bệnh và cách sơ cấp cứu khi bị nhồi máu cơ tim. Chính vì vậy, khi bắt đầu thấy có dấu hiệu của bệnh thì bạn nên ghi nhớ các mốc thời gian cũng như biểu hiện của bệnh để trình bày với bác sĩ cấp cứu.
- Sau khi hỏi xong cũng như đã xác định chính xác bệnh thì bác sĩ bắt đầu nhồi máu cơ tim cấp cứu bằng làm một số xét nghiệm như: chụp động mạch vành, điện tâm đồ…Khi đã xét nghiệm xong thì bác sĩ bắt đầu chọn phương pháp cấp cứu nhồi máu cơ tim và các cách điều trị hợp lý nhất, hiệu quả nhất. Thường thì cách cấp cứu bệnh nhân nhồi máu cơ tim tốt nhất, hiệu quả nhanh chóng nhất đó chính là can thiệp vào mạch vành và phẫu thuật trong vòng 12 giờ đầu.
Với cách cấp cứu nhồi máu cơ tim trên thì bệnh nhân sẽ nhanh chóng hồi phục ngay sau đó. Ngoài ra, còn có một số cách sơ cấp cứu khi bị nhồi máu cơ tim khác mà bác sĩ chỉ dùng để cấp cứu cho một số trường hợp đặc biệt.
Phác đồ cấp cứu điều trị nhồi máu cơ tim?
Phác đồ cấp cứu, điều trị nhồi máu cơ tim trong những giờ đầu đến cấp cứu có thể tóm tắt cụ thể như sau:
Chuẩn đoán:
- Nghi ngờ nhồi máu cơ tim khi thấy: khó chịu vã mồ hôi, da mặt tái nhợt, buồn nôn, huyết áp giảm so với mức hàng ngày, đau ngực trái, đau dữ dội như dao đâm, đau 1/3 giữa xương ức sau đó cơn đau lan nhanh sang tay, chân, và vai…
Xử trí:
- Đầu tiên cho bệnh nhân nằm bất động, không cho hoạt động dù là nhẹ, đặt dây chuyền dịch ngay khi có đường thuốc đưa vào khi cấp cứu.
- Cho thở oxy: từ 2-4 lít / phút, có thể dùng ghi điện tim nếu như có điều kiện.
- Cắt cơn đau ngực: bằng cách tiêm hoặc uống các loại thuốc sau: nitrglycerin, promedol, seduxen…
Điều trị rối loạn nhịp tim
- Trên máy điện tim thấy rõ loại ngoại tâm thu, thường thì là loại tâm thu nhất, nhịp nhanh nhất thì dùng lidocain tiêm ngay vào tĩnh mạch với liều lượng là 1mg/ 1kg cân nặng.
Với phác đồ cấp cứu điều trị nhồi máu cơ tim trên đây thì có thể nếu điều trị đúng cách thì bệnh nhồi máu cơ tim sẽ nhanh chóng qua cơn nguy hiểm và bệnh nhân có thể phục hồi một cách bình thường.
Trên đây là bài viết về cách sơ cấp cứu khi bị nhồi máu cơ tim? Phác đồ cấp cứu, điều trị? Mà các bạn đang quan tâm. Hy vọng bài viết có thể giúp ích được cho các bạn khi cần thiết. Hãy quan tâm nhiều hơn nữa đến những căn bệnh để phòng ngừa và chữa trị một cách kịp thời nhanh chóng nhất có thể.