Thực tế, nhiều trường hợp được ghi nhận là BN bị tai biến mạch máu não – đột quỵ nhưng tự hồi phục trong vòng 24h. Việc này tạo ra 1 dòng tư duy sai lầm cho rằng BN tai biến – đột quỵ não có thể tự vượt qua được cơn tai biến bằng các thủ thuật sơ cứu đơn giản, truyền nước, hay thậm chí chỉ cần cố định BN, hạn chế di chuyển 1 cách tuyệt đối.
Y học gọi những trường hợp này là cơn thiếu máu não thoáng qua – TIA
TIA (transient ischemic attack) được xem như một dấu hiệu báo trước của tai biến mạch máu não trong tương lai gần. Nghiên cứu cho thấy 7% những người có TIA bị tai biến trong 1 tuần sau đó, trong số đó thì 50% số ca tai biến xuất hiện sau 2 ngày và 14% xuất hiện trong vòng 3 tháng sau đó kể từ cơn TIA đầu tiên
TIA – cơn thiếu máu não thoáng qua là gì?
“Cơn thiếu máu não thoáng qua” xảy ra do việc cung cấp máu lên não bị gián đoạn tạm thời. Các triệu chứng xảy ra nhanh chóng và chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn, thường từ một vài phút đến vài giờ, bệnh nhân phục hồi hoàn toàn trong vòng 24 giờ. Ví dụ, người bệnh yếu hoặc giảm cảm giác đột ngột một bên cơ thể (cánh tay hoặc chân) trong ít phút rồi biến mất, méo miệng một bên, đột nhiên bị choáng ngất hoặc khuỵu ngã không do vận động rồi nhanh chóng tự hồi phục …
Do các triệu chứng của cơn thiếu máu não thoáng qua chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, dễ bị nhầm với một số bệnh khác như động kinh, đau nửa đầu, hạ đường huyết, rối loạn tiền đình nên việc chẩn đoán thường khó và dễ bị bỏ qua. Khi các rối loạn phục hồi, người bệnh tưởng mình đã khỏi bệnh nhưng thực tế, tác nhân gây bệnh làm giảm tưới máu não vẫn âm thầm phát tác.
Hầu hết các chuyên gia thần kinh đều khuyến cáo rằng, nếu có các rối loạn thần kinh khu trú, cho dù là “thoáng qua” thì người bệnh nên được đánh giá giống như cấp cứu về tai biến mạch máu não , nghĩa là cần được khám, đánh giá và chăm sóc y tế chu đáo bởi lẽ “cơn thiếu máu não thoáng qua” hoàn toàn có thể chuyển thành tai biến thực sự dẫn đến bại liệt hoặc mất chức năng thần kinh vĩnh viễn.
Làm gì khi bị thiếu máu não thoáng qua ?
Cơn thiếu máu não thoáng qua được xem như là 1 ca cấp cứu thực sự, do đó BN nằm nghiêng như tư thế người trong hình minh họa
Và gọi cấp cứu để chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để khám, làm các xét nghiệm để loại trừ trường hợp tai biến và điều trị khẩn cấp.
Dùng ngay 1 viên an cung ngưu hoàng hoàn sẽ giúp BN vượt qua được cơn thiếu máu não thoáng qua và ngăn được cơn tai biến nặng sau đó. Tuy nhiên việc cho bệnh nhân sử dụng an cung ngưu hoàng hoàn trong tình huống này sẽ là nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong nếu nhận định nhầm cơn thiếu máu não thoáng qua với 1 cơn tai biến xuất huyết não thực sự. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng mình đủ kiến thức trước khi cho bệnh nhân dùng thuốc cấp cứu.
Cách phân biệt cơn thiếu máu não thoáng qua và tai biến xuất huyết não
Các biện pháp dự phòng cơn thiếu máu não thoáng qua :
Việc điều trị phải kết hợp với các nỗ lực nhằm giảm các yếu tố gây bệnh như:
– Duy trì lối sống lành mạnh: Bỏ hút thuốc lá, xây dựng một chế độ dinh dưỡng nhiều chất xơ và vitamin, giảm mỡ, đường, muối, hạn chế uống các chất kích thích như rượu bia, cà phê, tập luyện thể dục thể thao hằng ngày.
– Kiểm soát các bệnh lý tim mạch: Điều trị tăng huyết áp, tiểu đường, cholesterol máu cao, bệnh tim mạch, loạn nhịp tim.
– Ngăn ngừa huyết khối, mảng xơ vữa: Huyết khối (hay cục máu đông) và các mảng xơ vữa là nguyên nhân chính dẫn đến tắc mạch máu não, gây ra cơn thiếu máu não thoáng qua và tai biến mạch máu não.
Các thuốc chống huyết khối như aspirin, clopidogrel… khá hiệu quả để ngăn ngừa nguy cơ tắc mạch do huyết khối nhưng không có tác dụng trên xơ vữa thành mạch và nhóm thuốc này có nhiều tác dụng phụ, đặc biệt trên dạ dày và chúng phải được dùng theo sự kê đơn của BS.
Đông y có nhiều thuốc hỗ trợ có thể giải quyết 1 cách khá triệt để các nguyên nhân gây bệnh, ngăn được cơn tai biến đến sau đó. Tuy nhiên do bệnh cảnh và điều kiện kinh tế cũng như sự chuẩn bị từ trước của BN, có thể lựa chọn 1 trong số các cách sau :
1. Dùng ngay 1 viên An cung ngưu hoàng hoàn để chặn cơn tai biến trong tương lai gần, sau đó dùng 30 viên ngưu hoàng thanh tâm hoàn mỗi ngày 1 viên để dự phòng tai biến trong vòng 6 tháng – 1 năm tùy thể trạng bệnh nhân
2. Dùng kéo dài các loại hoạt huyết dưỡng não (gingko biloba, piracetam,…)
3. Dùng kéo dài các loại ngăn ngừa hình thành cục máu đông (nattokinase,…) kết hợp với thuốc giảm cholesterol – mỡ máu để ngăn ngừa mảng xơ vữa
Dù bạn chọn phương pháp nào thì cũng nên đến BV để đánh giá mức độ nguy cơ, kết hợp với lối sống lành mạnh và dùng thuốc điều trị bệnh cũ (tim mạch, huyết áp, tiểu đường, mỡ máu,…)