Tai biến mạch máu não dạng nhẹ là gì? Dấu hiệu, triệu chứng tai biến mạch máu não nhẹ? Người bệnh nên làm gì khi bị tai biến nhẹ?
Tai biến mạch máu não có hai thể, thể nặng và thể nhẹ. Mọi người thường bỏ qua các dấu hiệu tai biến nhẹ, vì lầm tưởng đó chỉ là triệu chứng đau tiền đình hay trúng phong nên đã để xảy ra các hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, hãy tự trang bị những kiến thức cơ bản về tai biến mạch máu não dạng nhẹ như các triệu chứng tai biến nhẹ, bị tai biến nhẹ nên làm gì? để bảo vệ sức khoẻ của bản thân và gia đình một cách tốt nhất.
Tai biến mạch máu não dạng nhẹ là gì?
- Tai biến mạch máu não dạng nhẹ thực chất là cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua hay cơn tai biến mạch máu não hồi phục nhanh, xảy ra khi việc cung cấp máu cho một phần não bộ đột ngột bị hạn chế mà không phải do chấn thương, khiến não không thể hoạt động bình thường do không nhận đủ oxy và dưỡng chất. Tuy nhiên việc gián đoạn này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn từ vài phút đến vài giờ, tối đa là một ngày và không để lại dấu hiệu yếu liệt gì. Chính vì vậy dẫn đến tâm lý chủ quan không đi khám bệnh của nhiều người mà không lường trước rằng nếu không được điều trị kịp thời, tai biến mạch máu não nhẹ sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và một cơn đột quỵ thực sự trong thời gian ngắn sắp tới.
Dấu hiệu, triệu chứng tai biến mạch máu não dạng nhẹ?
Tuy không phải người bệnh nào cũng có dấu hiệu giống nhau, nhưng về cơ bản các triệu chứng tai biến nhẹ gồm:
- Đau đầu dữ dội: đây là triệu chứng điển hình nhất, do huyết áp thay đổi gây rối loạn mạch máu não khiến cho người bệnh cảm thấy đau đầu thường ở một vị trí cố định, chóng mặt, buồn nôn, nôn…
- Khó kiểm sóat hoạt động: Tòan thân mệt mỏi, tứ chi vô lực, hoạt động không linh hoạt, cầm nắm không chặt, dễ rơi đồ đang cầm, bước đi mất thăng bằng, dễ ngã.
- Rối loạn khả năng ngôn ngữ: đột nhiên nói líu lưỡi, nói khó, miệng méo, nuốt khó, dễ bị sặc, chảy nước dãi…
- Rối loạn khả năng nhận thức: mất định hướng trong vài phút, vài giờ, không nhớ mình đang ở đâu, làm gì.
- Tê liệt các giác quan: níu lưỡi, chân tay tê, thính lực giảm, giảm thị lực, mắt mờ không nhìn rõ, nhãn cầu lệch sang một bên…
Các dấu hiệu tai biến nhẹ trên không diễn ra dữ dội, rõ ràng, lại gần giống với cơn đau tiền đình hay chứng trúng phong nên nhiều người bệnh chủ quan không đi khám dẫn tới những hậu quả đáng tiếc sau này.
Người bệnh nên làm gì khi bị tai biến nhẹ?
Khi được bác sĩ chuẩn đóan là bị tai biến mạch máu não nhẹ thì người bệnh nên làm những điều sau đây:
Tiến hành các xét nghiệm cần thiết để phát hiện và xử lý triệt để yếu tố nguy cơ nếu có như các bệnh đái tháo đường, tim mạch, cao huyết áp, máu nhiễm mỡ…
Thường xuyên kiểm tra nhịp tim và đo huyết áp, nhất là những lúc thấy dấu hiệu bất thường.
Cần thực hiện chế độ ăn uống như sau:
- Chế độ ăn giảm muối và tăng kali giúp kiểm sóat và hạn chế tăng huyết áp.
- Không sử dụng bia, rượu, thuốc lá, và các chất kích thích.
- Sử dụng cân đối các thực phẩm giàu đạm và protein như đậu tương, đậu phụ, giá đỗ, sữa… ăn các loại quả ít đường, các loại củ, rau lá xanh,…
- Hạn chế thực phẩm giàu chất béo, mỡ động vật và thức ăn đóng hộp để kiểm sóat tốt cân nặng, tình trạng mỡ máu.
- Tập thể dục thường xuyên phù hợp với thể trạng của mình, vận động và tập luyện mỗi ngày các môn thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, bơi lội gíup nâng cao sức khoẻ, tăng cường hoạt động lưu thông máu.
Sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và liệu trình điều trị, có thể dùng thêm các thực phẩm chức năng dưới sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.
Chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ đều đặn ít nhất 6 tháng 1 lần, hoặc khi thấy có triệu chứng đau đầu, chóng mặt, khó chịu, mệt mỏi không có nguyên nhân, để được phát hiện sớm và điều trị kịp thời tránh nguy cơ tái phát và biến chứng nặng hơn của căn bệnh này.
Trên đây là một số kiến thức cơ bản về tai biến mạch máu não dạng nhẹ như các triệu chứng tai biến nhẹ, bị tai biến nhẹ nên làm gì? Hi vọng các thông tin trên đã phần nào giúp quý vị hiểu rõ hơn về căn bệnh này để có cách điều trị kịp thời hiệu quả.